Ngành nhựa là một trong những ngành tăng trưởng ổn định của thế giới trong vòng 50 năm qua
  • Đăng kí nhận tin qua email

Hỗ trợ khách hàng

  • Hotline:

    0902440119

  • Ms.Điểm

    Điện thoại: 0909805020

    Email: diem@haro.com.vn

Hình ảnh sản phẩm

Trang chủ»Tin tức»Ngành nhựa là một trong những ngành tăng trưởng ổn định của thế giới trong vòng 50 năm qua

Nhựa là vật liệu phổ biến được sử dụng thay thế thủy tinh, kim loại, gỗ, da, vải… để sản xuất nhiều vật dụng có ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày như áo mưa, ống nước… cho đến các sản phẩm công nghiệp, với ưu điểm nhiều ưu điểm như bền, nhẹ, khó vỡ, nhiều màu sắc… Ngành nhựa là một trong những ngành tăng trưởng ổn định của thế giới trong vòng 50 năm qua. Sự phát triển liên tục và bền vững của ngành Nhựa là do nhu cầu thế giới đang trong giai đoạn tăng cao. Sản lượng sản xuất của ngành nhựa trên toàn thế giới tăng trưởng liên tục trong 4 năm quaTốc độ tăng trưởng của ngành khá chậm và giảm nhẹ năm 2012 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tính tới năm 2015, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa thế giới đạt trên 9%/năm và dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Sự phát triển của các ngành sản phẩm cuối như bao bì, thiết bị, ôtô,… dẫn tới sự tăng trưởng liên tục trong ngành nhựa trong những năm gần đây. Mặt khác, với sự tăng trưởng tích cực này, sản lượng sản xuất ngành nhựa được dự đoán sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới và tăng gấp 4 lần cho tới năm 2050.

Hiện nay ngành bao bì nhựa là phân khúc lớn nhất chiếm 26% tổng sản lượng nhựa. Trong giai đoạn 2000-2015, tỷ trọng của bao bì nhựa trong tổng sản lượng bao bì toàn cầu tăng từ 17% lên 25% do thị trường bao bì nhựa toàn cầu tăng trưởng trung bình 5%/năm. Năm 2015, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản lượng sản xuất, sau là Mỹ; các quốc gia còn lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với sản lượng toàn cầu. Trung Quốc cũng là nước dẫn đầu thế giới cả về giá trị xuất khẩu và nhập khẩu do có nguồn lao động dồi dào, giá dầu thô giảm mạnh đồng thời sản xuất các ngành tiêu thụ nhựa như ôtô, vật liệu xây dựng, bao bì,… tăng lên do nhu cầu ngày càng cao, tạo điều kiện cho việc sản xuất ngành nhựa của nước này, đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu ra bên ngoài.

Ngành nhựa Việt Nam là ngành có số lượng doanh nghiệp đông đảo, với gần 4,000 doanh nghiệp trong cả nước và sử dụng đến 200,000 lao động, đa số tập trung ở miền Nam chủ yếu là TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa Vũng Tàu.

Hơn 80% doanh nghiệp nội là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (SMEs) với trình độ công nghệ khá hạn chế, khoảng 85% thiết bị máy móc trong ngành phải nhập ngoại. Nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn sử dụng thiết bị, máy móc lạc hậu, công nghệ sản xuất cũ. Hầu hết, các công nghệ này đều tiêu tốn năng lượng, ô nhiễm môi trường, chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo tính cạnh tranh. Trừ một số doanh nghiệp lớn như: Song Long, Duy Tân, Đại Đồng Tiến… đã đổi mới, áp dụng công nghệ, thiết bị nhập khẩu từ Đức, Italy và Nhật Bản, còn lại hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đến nguồn nguyên liệu nhựa ổn định, cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác liên doanh, chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại. Do đó, sản phẩm làm ra có độ bền thấp, mẫu mã nghèo nàn và không có tính cạnh tranh.

Sản xuất nhựa trong nước tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn 2009 – 2016 đạt khoảng 11.0%, trong 3 tháng đầu năm 2017 sản lượng ước tính đạt hơn 1.79 triệu tấn, tăng khoảng 7.9% so với cùng kỳ năm 2016. Hiện nay ngành nhựa Việt Nam đang trong tình trạng mất cân đối về cơ cấu sản xuất trong khi các nước phát triển chú trọng các sản phẩm nhựa kỹ thuật, doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu làm nhựa gia dụng và bao bì. Công nghệ yếu kém khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể sản xuất được các loại sản phẩm nhựa có hàm lượng kỹ thuật cũng như giá trị gia tăng cao như các sản phẩm thuộc nhóm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật. Hiện ngành nhựa Việt Nam cũng đang phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài chiếm đến hơn 80% nhu cầu nguyên liệu nhựa các loại do trong nước chưa có khả năng sản xuất và tình trạng phụ thuộc này sẽ còn kéo dài gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành. Tuy vậy, dự báo triển vọng ngành nhựa Việt Nam trong những năm tới vẫn rất khả quan khi tiêu thụ nhựa bình quân đầu người được dự báo sẽ tăng lên 45kg vào năm 2020, thị trường bất động sản phục hồi thúc đẩy nhu cầu nhựa xây dựng và xu hướng dịch chuyển đầu tư FDI vào Việt Nam làm gia tăng tiêu thụ nhựa kỹ thuật.