EN71, ROSH, MSDS là gì
  • Đăng kí nhận tin qua email

Hỗ trợ khách hàng

  • Hotline:

    0902440119

  • Ms.Điểm

    Điện thoại: 0909805020

    Email: diem@haro.com.vn

Trang chủ»Bài viết»EN71, ROSH, MSDS là gì

Tiêu chuẩn Châu Âu EN71

Tiêu chuẩn Châu Âu EN71 (European Testing for Toys Safety)
Tiêu chuẩn châu Âu EN 71 quy định cụ thể các yêu cầu an toàn cho đồ chơi. Tuân thủ các tiêu chuẩn được yêu cầu về mặt pháp lý cho tất cả các đồ chơi bán tại Liên minh châu Âu.

Tiêu chuẩn này đã được công bố trong 13 phần:

  • EN 71-1: Tính chất cơ học và vật lý
  • EN 71-2: Bắt lửa
  • EN 71-3: Thông số kỹ thuật cho việc di chuyển của các nguyên tố
  • EN 71-4: Bộ thí nghiệm hóa học và các hoạt động liên quan
  • EN 71-5: Đồ chơi hóa chất (bộ) khác so với bộ thí nghiệm
  • EN 71-6: Các biểu tượng đồ họa cho các nhãn cảnh báo tuổi
  • EN 71-7: Màu vẽ cầm tay
  • EN 71-8: Bay, trượt và đồ chơi hoạt động tương tự cho các gia đình trong nhà và ngoài trời sử dụng trong nước
  • EN 71-9: Các hợp chất hóa học hữu cơ – Yêu cầu
  • EN 71-10: Hợp chất hóa học hữu cơ – Chuẩn bị mẫu và khai thác
  • EN 71-11: Hợp chất hóa học hữu cơ – Phương pháp phân tích
  • EN 71-12: Chất N-nitrosamine và N Nitrosatable
  • EN 71-13: Trò chơi khứu giác Ban, bộ dụng cụ mỹ phẩm và các trò chơi vị giác.
Sơn an toàn cho đồ chơi gỗ của ETA đáp ứng tiêu chuẩn Châu Âu EN71-3 : 2019

 

 

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS

Một Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (tiếng Anh viết tắt MSDS từ Material Safety Data Sheet) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó. 

Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) phải bao gồm ít nhất là các mục sau:

  • Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số đăng ký CASRTECS v.v.

  • Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêngnhiệt độ nóng chảynhiệt độ sôiđiểm bắt lửađiểm nổđiểm tự cháyđộ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ v.v

  • Thành phần hóa học, họ hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các hóa chất khác như axít, chất oxy hóa.

  • Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, chẳng hạn tác động xấu tới mắtdahệ hô hấphệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị biếnđột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.

  • Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu lên sức khỏe người lao động và nguy hiểm về phản ứng, ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4.

  • Thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với hóa chất.

  • Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất.

  • Trợ giúp y tế khẩn cấp khi ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất.

  • Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu giữ, bảo quản hóa chất trong kho (nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích v.v) cũng như các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.

  • Phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.

  • Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy-chữa cháy.

  • Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.

  • Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).

  • Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển.

    Tại Mỹ, OSHA yêu cầu rằng MSDS phải báo cho người lao động về các khả năng gây thương tổn tiềm ẩn của mọi hóa chất trong khu vực sản xuất theo luật "Các quyền người lao động được biết".

    MSDS chủ yếu được sử dụng trong các khu vực sản xuất có sử dụng hóa chất được coi là độc hại mà không phải là cho các hóa chất được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Ví dụ, MSDS cho các chất tẩy rửa là không thích hợp lắm cho những người chỉ sử dụng một can hóa chất này trong năm, nhưng nó là cực kỳ cần thiết cho những người làm công việc tẩy rửa trong một khu vực chật hẹp tới 40 h trong tuần.

    Tại Việt Nam, các xí nghiệp sản xuất công nghiệp hiện đại đều bắt buộc phải có MSDS.

     

Chỉ thị về hạn chế các chất nguy hiểm RoHS

Chỉ thị về hạn chế các chất nguy hiểm trong các thiết bị điện và điện tử hay Chỉ thị RoHS (Restriction of hazardous substances directive in electrical and electronic equipment 2002/95/EC, viết tắt là RoHS) được Liên minh châu Âu thông qua vào tháng 2 năm 2003 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2006, và được yêu cầu để được thi hành và trở thành luật ở mỗi nước thành viên.

Chỉ thị này hạn chế việc sử dụng sáu chất độc hại trong sản xuất các loại thiết bị điện và điện tử. Nó liên quan chặt chẽ với Chỉ thị về thiết bị điện và điện tử thải loại 2002/96/EC (WEEE) đặt ra các mục tiêu cho việc thu hồi, tái chế đối với hàng hóa điện và là một phần của một sáng kiến lập pháp để giải quyết vấn đề một lượng lớn độc hại chất thải điện tử. RoHS thường được đánh vần hay phát âm là /rɒs/, /rɒʃ/, /roʊz/, /roʊhɒz/.

Các chất nguy hiểm và ngưỡng khối lượng giới hạn

Có 6 chất là đối tượng của chỉ thị này:

  1. chì (Pb), khối lượng cho phép dưới 0.1w%.

  2. cadmi (Cd), khối lượng cho phép dưới 0.01w%.

  3. thủy ngân (Hg), khối lượng cho phép dưới 0.1w%.

  4. crom (IV) (Cr6+), khối lượng cho phép dưới 0.1w%.

  5. polybrominated bisphenyl (PBB), khối lượng cho phép dưới 0.1w%.

  6. polybrominated diphenyl ete (PBDE), khối lượng cho phép dưới 0.1w%.

Ngoài ra từ ngày 22/7/2019, bổ sung 4 chất: diethylhexyl phthalate (DEHP), butyl benzyl phthatate (BBP),Diethyl phthatate (DEP) và Diisobutyl phthalate (DIBP), khối lượng cho phép dưới 0.1w%.

Các loại thiết bị điện-điện tử

Các thiết bị điện-điện tử nằm trong đối tượng điều chỉnh của chị thị này được chia thành 10 nhóm:

  1. đồ gia dụng lớn (như tủ lạnhmáy giặtlò vi sóng),

  2. đồ gia dụng nhỏ (như máy hút bụilò nướng)

  3. thiết bị IT và thiết bị viễn thông,

  4. thiết bị tiêu dùng (radioTVnhạc cụ),

  5. dụng cụ điện-điện tử,

  6. dụng cụ y khoa,

  7. máy chế biến tự động,

  8. thiết bị chiếu sáng,

  9. đồ chơi

  10. dụng cụ quan sát và kiểm soát.

     

     

    Bộ 6 giải pháp dành cho ngành nhựa: 

    - Vệ sinh trục vít - nòng cảo PurgeMax 

    - Chống dính khuôn B-11 

    - Chống rỉ sét khuôn dạng sáp HB-7S 

    - Vệ sinh khuôn K-11 

    - Phá rỉ sét khuôn TS-40

    http://haro.com.vn/san-pham/bo-6-giai-phap-danh-cho-nganh-nhua-541.html

     

    Bộ vệ sinh và dưỡng sên tại nhà:

    - Vệ sinh sên TS-40

    - Dưỡng sên TS-50

    http://haro.com.vn/san-pham/bo-ve-sinh-sen-va-duong-sen-tai-nha-572.html

     

    Thông tin liên hệ:

    - Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Hàm Rồng

    - MST: 0309987776

    - 163 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, Tp.Thủ Đức

    - Hotline: 0902 440 119 - 0908 694 284 - 0974 55 15 85

    - Website: haro.com.vn